Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy?
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 2: Sự thù hằn từ xa xưa
Khi giúp vẽ ra tấm bản đồ Trung Đông thời hậu Chiến tranh thế giới thứ nhất, cố Thủ tướng Anh Winston Churchill đã hỏi một phụ tá về “đặc điểm tôn giáo” của một thủ lĩnh bộ lạc của Arập mà ông định giao phó đảm trách nhà nước chư hầu của Anh tại Iraq. Điều ông Churchill từng viết giờ đây đã là một cách viết lỗi thời: “Có phải ông ta là một người Sunni với sự đồng cảm của người Shiite hay là một người Shiite với sự đồng cảm của người Sunni? Tôi luôn bị nhầm lẫn giữa hai điều này”.

 


>>> Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 1: Trung Đông hỗn loạn


 


Trong hơn một thế kỷ tìm cách kiểm soát Trung Đông, người phương Tây đã đã luôn phải vật lộn để thấu hiểu thứ tôn giáo định rõ khu vực này. Nhưng làm thế nào phương Tây thế tục có thể hy vọng lĩnh hội được các nền văn hóa mà ở đó, tôn giáo là chính quyền, kinh thánh là luật pháp và quá khứ định rõ tương lai? 


 


Hiện trường vụ tấn công nhà thờ của người Shiite ngày 25/8, ba ngày sau vụ một nhà thờ Hồi giáo của người Sunni ở phía đông bắc thủ đô Baghdad, Iraq bị các tay súng tấn công. Ảnh: AFP/ TTXVN

 

Hồi giáo đã bị chia cắt giữa dòng Sunni và dòng Shiite kể từ sau cái chết của nhà tiên tri Muhammad vào năm 632 và một cuộc tranh cãi quyết liệt đã diễn ra tiếp sau về việc ai nên lãnh đạo Hồi giáo. (Người Sunni đã kêu gọi một Nhà nước Hồi giáo theo chế độ bầu cử trong khi người Shiite đã đi theo hậu duệ của Muhammad.) 

 

Qua nhiều thế kỷ, hai giáo phái này đã phát triển các đặc tính văn hóa, địa lý và chính trị riêng biệt vượt ra khỏi các nguồn gốc thần học của sự ly giáo đó. Ngày nay, người Sunni chiếm khoảng 90% trong 1,6 tỷ tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Nhưng người Shiite có sức mạnh không cân xứng, bởi họ kiểm soát Iran và tập trung quanh các khu vực giàu dầu mỏ.

 

Trung tâm sức mạnh của người Shiite là Iran, nơi cuộc cách mạng Hồi giáo diễn ra năm 1979 đã khơi dậy những căng thẳng giáo phái của khu vực này, vốn đã lắng xuống trong nhiều năm trước đó – trước tiên là bởi sự cai trị trong gần 500 năm của Đế chế Ottoman và sau đó là bởi thực dân phương Tây. 

 

Việc Giáo chủ Ruhollah Khomeini lật đổ vua Shah thân Mỹ của Iran đã đốt cháy những tham vọng của các chiến binh thánh chiến Hồi giáo ở nơi khác và đã xây dựng nên một chế độ chính trị thần quyền hiện đại đầu tiên của khu vực. Cuộc khủng hoảng con tin của Mỹ xảy ra sau đó đã thiết lập khả năng lãnh đạo mới của Iran với tư cách là một kẻ tử thù của phương Tây. 

 

Vào năm 1983, khi nhóm chiến binh Hezbollah dòng Shiite đánh bom một doanh trại lính thủy đánh bộ của Mỹ ở Beirut (Liban), giết chết 241 người Mỹ, và bắt đầu bắt cóc những người phương Tây ở khu vực này, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo dường như đã mang bộ mặt của dòng Shiite. Cuộc chiến kéo dài của Iran với Iraq mà dòng Sunni chiếm ưu thế – được kích động phần nào bởi việc Khomeini kêu gọi một cuộc nổi dậy của người Shiite ở Iraq – đã đẩy Mỹ đứng về phe của Tổng thống Iraq Saddam Hussein.

 

Quả thực, các lãnh đạo của Mỹ đã quá bình thản về chủ nghĩa cực đoan Sunni đến nỗi CIA đã hăng hái hỗ trợ luyện tập và vũ trang cho các chiến binh thánh chiến trẻ tuổi – trong số đó có một người Saudi Arabia trẻ tuổi giàu có tên là Osama bin Laden – để chiến đấu chống lại quân Xôviết ở Afghanistan. 

 

Thắng lợi đó cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi khi bin Laden và các chiến binh Sunni khác, được "thắp sáng" bởi niềm tin chắc chắn rằng Thánh Allah đã trao quyền cho họ, đã sáng lập al-Qaeda và tuyên bố mục tiêu thành lập một Nhà nước Hồi giáo mới. Nhằm vào Mỹ và các cường quốc phương Tây khác, mà bin Laden gọi là “kẻ thù phương xa”, không chỉ là một bước đi hướng đến mục đích gần hơn mà còn là tối thượng: đánh đuổi Mỹ và các đồng minh ra khỏi khu vực này, chấm dứt sự hỗ trợ của các nước này cho những nhà cầm quyền không theo đạo hà khắc ở những nơi như Ai Cập, Jordan và Saudi Arabia.

 

Các đường biên giới quốc gia được vẽ trên các tấm bản đồ của phương Tây hầu như không có chỗ trong tầm nhìn cấp tiến về Nhà nước Hồi giáo được khôi phục lại này. Tham vọng này là quyền lực tuyệt đối của dòng Sunni và Sharia – luật pháp Hồi giáo – đối với toàn bộ thế giới Hồi giáo. Để đạt được tham vọng đó, phương Tây chỉ cần bị trục xuất, trong khi người Shiite phải bị diệt trừ tận gốc. 

 

Daniel Benjamin, cựu điều phối viên về chống khủng bố tại Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đang làm việc tại Đại học Dartmouth nói: “Có đủ các loại tài liệu của al-Qaeda, trong đó các gián điệp của nhóm này nói nhiều điều tương tự như ‘người Mỹ là xấu xa, những kẻ bạo chúa thế tục là xấu xa, người Israel là xấu xa – và người Shiite còn tồi tệ hơn cả bọn chúng'”. 

 

Một số cuốn sách giáo khoa của Saudi Arabia miêu tả Hồi giáo Shiite còn lầm đường lạc lối hơn cả đạo Cơ đốc hay thậm chí là đạo Do Thái. Một đoạn truyện dân gian phổ biến của người Sunni ở Liban, Nasr viết trong cuốn sách của mình có tựa đề "Sự trở lại của dòng Shiite", nói rằng người Shiite có đuôi.

 


Các chiến binh Hồi giáo dòng Shiite trung thành với Giáo sĩ Moqtada al-Sadr tham gia lực lượng Chính phủ chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq (IS) ở khu vực Jurf al-Sakhr, phía nam thủ đô Baghdad ngày 23/8. Ảnh: AFP/ TTXVN

 

Trong hàng thập kỷ, các nhà độc tài của Trung Đông đã cảnh báo những người bảo trợ dân chủ của họ ở phương Tây rằng chỉ có các biện pháp hà khắc của họ mới có thể kiềm chế sự kình địch giữa dòng Shiite và dòng Sunni. Nhưng sau sự kiện 11/9, các nhà lãnh đạo của Mỹ đã kết luận rằng sự trấn áp này chỉ là phần nào của vấn đề. 

 

Quảng bá một “chương trình nghị sự tự do” mới, Tổng thống George W. Bush đã thúc giục một cuộc xâm lược Iraq nhằm lật đổ chính quyền Saddam và – dù sao, đây là mục tiêu đã được nói rõ – thiết lập một nền dân chủ thay thế ông ta (Saddam). Nhưng thay vào đó, Bush thật ra đã buông lỏng những cơn giận dữ giáo phái này. 

 

Việc lãnh đạo Iraq Saddam cuối cùng đã bị thay thế bằng nhà cai trị người Shiite ủng hộ Iran, al-Maliki (lên nắm quyền hồi năm 2006), đã gióng lên những hồi chuông cảnh báo khắp thế giới Sunni, đặc biệt là ở các nền quân chủ giàu dầu mỏ của vùng Vịnh Persique như Saudi Arabia, Kuwait và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Cuộc hành quân tiến đến vũ khí hạt nhân của Iran theo dòng Shiite đã biến hồi chuông báo động thành nỗi hoảng sợ hiện hữu.

 

Với phong trào Mùa xuân Arập diễn ra hồi năm 2011, nhiều người ở phương Tây đã nuôi hy vọng rằng tinh thần dân chủ cuối cùng sẽ ăn sâu bén rễ. Tuy nhiên, như tại Iraq, việc lật đổ các nhà độc tài đã tháo bỏ xiềng xích cho những thành phần cực đoan tôn giáo ở hầu hết mọi nơi. Tại Syria, nỗ lực tồn tại của Tổng thống Bashar al-Assad đã biến thành một chiếc vạc đổ đầy máu của những người theo dòng Sunni và dòng Shiite. 

 

Các chiến binh dòng Sunni từ khắp nơi trên thế giới đã quy tụ để chiến đấu với các lực lượng của Tổng thống Assad, một thành viên của giáo phái Alawite, một nhánh của Hồi giáo Shiite và là một đồng minh thân cận của Iran, nước đã đổ nhân lực và tiền của vào cuộc chiến này. Một nhà ngoại giao Arập nói: “Tất cả các chiến binh thánh chiến trên thế giới đang đi đến Syria. Đó là Afghanistan mới”. Một báo cáo hồi tháng 6 của Tổ chức Soufan Group có trụ sở tại New York ước tính rằng hơn 12.000 chiến binh nước ngoài đã tới Syria để tham gia cuộc xung đột.

 

Cùng với việc cuộc chiến nhằm vào ông Assad (hiện đang ở năm thứ 4) tiếp tục diễn ra, mục tiêu của dòng Sunni nhằm ép ông Assad từ bỏ quyền lực lại kéo dài. Nhưng mục tiêu có từ lâu hơn là phá vỡ các đường biên giới để thiết lập Nhà nước Hồi giáo mới đã chi phối cuộc xung đột này, và sự giết chóc đã dễ dàng đổ từ Syria vào Iraq. Nhà ngoại giao trên nói: “Sẽ chẳng có ai nói về việc đấu tranh chống lại Assad nữa”.

 

Kỳ 3: Triều đại của IS
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)
    Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine (08-05-2024)
    Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Al-Qaeda đã hết thời? (09-09-2014)
    Tình hình Ukraine: Nga không nhường, EU trả giá đắt? (09-09-2014)
    51% ủng hộ việc tách Scotland khỏi Anh (08-09-2014)
    Chống IS, cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 1: Trung Đông hỗn loạn (08-09-2014)
    Dân Pháp nổi giận vì chính quyền ra tay với Nga (08-09-2014)
    Ba đích đến chiến lược của Nga với Ukraine (08-09-2014)
    Vì sao EU quyết trừng phạt Nga? (07-09-2014)
    Chạy trốn khỏi địa ngục IS (07-09-2014)
    Quan hệ Nga-Trung: Đã thấy trái đắng! (07-09-2014)
    NATO đứng trước thách thức "tồn tại hay không tồn tại"? (07-09-2014)
    Vì sao phương Tây không dám nói Nga “xâm lược” Ukraine? (06-09-2014)
    Khi Bình Nhưỡng bắt đầu đục ô cửa “nhòm” sang châu Âu (06-09-2014)
    Giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ sẽ chọn... Washington? (06-09-2014)
    "Cỗ máy chiến tranh" NATO liệu có thức dậy nổi ở Ukraine? (06-09-2014)
    Thái Lan: Mới tạm yên, chưa ổn định (06-09-2014)
    Ai phải chịu trách nhiệm về sự hoành hành của Nhà nước Hồi giáo? (06-09-2014)
    Các nước Đông Âu cay đắng, vỡ mộng về NATO (05-09-2014)
    Al-Qaeda thâm nhập Nam Á (05-09-2014)
    Ngày thảm họa của tổng thống Pháp (05-09-2014)
    Nhật bắt tay Nga, ASEAN kiềm tỏa Trung Quốc? (05-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153010455.